DU LỊCH CHÙA HƯƠNG – ĐỘNG HƯƠNG TÍCH KHỞI HÀNH HÀNG NGÀY
620,000 VNĐDu Lịch Chùa Hương là một trong những nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam, hàng năm cứ mỗi độ xuân về lễ hội Chùa Hương lại được diễn ra từ mùng 6 tết đến hết tháng 3 âm lịch. Nơi đây thu hút hàng nghìn du khách mỗi ngày, không chỉ về sử linh thiêng mà khi thăm quan tour du lịch Chùa Hương quý khách còn được đắm mình trong không khí trẩy hội của các phật tử từ khắp mọi miền đổ dồn về đây, trên dòng suối Yến thơ mộng. Đến với hành trình du lịch tâm linh Chùa Hương hứa hẹn sẽ mang lại cho quý khách những khám phá mới về vẻ đẹp tiềm ẩn của vùng đất này.
Chùa Hương là cụm di tích thuộc hành trình du lịch Hà Nội bao gồm hệ thống chùa chiền mà chùa Hương Tích là chùa trung tâm cùng các chùa khác rải rác khắp khu vực. Để tới được Chùa Hương du khách phải đi thuyền qua dòng suối nhỏ rồi mới tiếp tục đến các đền, chùa khác. Năm 1770 chúa Trịnh Sâm khi tới nơi đây đã khác lên của động Hương Tích 5 chữ: “Nam thiên đệ nhất động” – Động đẹp nhất trời Nam để tỏ ý ngưỡng mộ vẻ đẹp kỳ thúa của động Hương Tích. Ngày nay, Chùa Hương đã trở thành di tích quốc gia với nhiều giá trị về văn hóa cũng như tâm linh.
- Phương tiện: Ô tô
- Giá tour: 620,000 VNĐ
- Khởi hành từ: Hà Nội
- Lưu trú:
- Ngày khởi hành: Hàng ngày
- Thời gian: 01 Ngày
Du Lịch Chùa Hương là một trong những nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam, hàng năm cứ mỗi độ xuân về lễ hội Chùa Hương lại được diễn ra từ mùng 6 tết đến hết tháng 3 âm lịch. Nơi đây thu hút hàng nghìn du khách mỗi ngày, không chỉ về sử linh thiêng mà khi thăm quan tour du lịch Chùa Hương quý khách còn được đắm mình trong không khí trẩy hội của các phật tử từ khắp mọi miền đổ dồn về đây, trên dòng suối Yến thơ mộng. Đến với hành trình du lịch tâm linh Chùa Hương hứa hẹn sẽ mang lại cho quý khách những khám phá mới về vẻ đẹp tiềm ẩn của vùng đất này.
Chùa Hương là cụm di tích thuộc hành trình du lịch Hà Nội bao gồm hệ thống chùa chiền mà chùa Hương Tích là chùa trung tâm cùng các chùa khác rải rác khắp khu vực. Để tới được Chùa Hương du khách phải đi thuyền qua dòng suối nhỏ rồi mới tiếp tục đến các đền, chùa khác. Năm 1770 chúa Trịnh Sâm khi tới nơi đây đã khác lên của động Hương Tích 5 chữ: “Nam thiên đệ nhất động” – Động đẹp nhất trời Nam để tỏ ý ngưỡng mộ vẻ đẹp kỳ thúa của động Hương Tích. Ngày nay, Chùa Hương đã trở thành di tích quốc gia với nhiều giá trị về văn hóa cũng như tâm linh.
Tư vấn chuyên tuyến du lịch: 0948628855 – 0919875855 – 0399866209
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
LỊCH TRÌNH CHI TIẾT: DU LỊCH CHÙA HƯƠNG – ĐỘNG HƯƠNG TÍCH
08h00: Xe và HDV đón Quý khách tại điểm hẹn trong phố Cổ và Nhà hát lớn khởi hành đi Chùa Hương.
09h30: Quý khách đến Bến Đục, xe dừng lại quý khách chuyển sang đi thuyền dọc suối Yến Vĩ chừng 3km tới chùa Thiên Trù (bếp của Trời). Trên đường đi quý khách vãn cảnh núi non hùng vĩ với 99 ngọn núi tựa đầu Voi, Núi mâm xôi, con gà…. Đến bến Thiên Trù quý khách thắp hương lễ phật, thăm quan Thiên Trù.
12h00: Ăn trưa tại nhà hàng Mai Lâm, chùa Thiên Trù.
Chiều: Quý khách tự do tham quan và thắp hương hoặc leo động Hương tích quý khách tiếp tục leo núi 2 giờ (nếu đi cáp treo mất khoảng 15 phút) thăm động Hương Tích nơi chúa Trịnh Sâm đến vãn cảnh động đã tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động “Nam thiên đệ nhất động“ là nơi phong cảnh hữu tình thờ đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.
15h30: Quay trở lại thuyền về bến xe. Xe ô tô đón quý khách trở về Hà nội.
18h00: Về đến Hà nội. Kết thúc chương trình, chia tay và hẹn găp lại quý khách
GIÁ TOUR: 620,000VNĐ / KHÁCH
(áp dụng cho khách lẻ ghép đoàn)
Tư vấn chuyên tuyến du lịch:
0948628855 – 0919875855 – 0399866209
Giá tour bao gồm:
- Xe ô tô đời mới vận chuyển theo chương trình
- 01 bữa ăn trưa tiêu chuẩn theo chương trình
- Vé thắng cảnh và đò tham quan
- Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm
- Mỗi người 01 chai nước 500ml / người / ngày
Không bao gồm:
- Hóa đơn thuế GTGT
- Cáp treo (một chiều 100.000đ, khứ hồi 160.000đ)
- Đồ uống trong bữa ăn, các chi phí cá nhân không có trong chương trình
- Bảo hiểm du lịch do tính chất là tour hàng ngày
- Tiền típ cho lái xe và hướng dẫn viên
Giá dành cho trẻ em:
- Trẻ em từ 1-4 tuổi miễn phí: giá đình tự lo mọi chi phí liên quan
- Trẻ em từ 5-9 tuổi đóng 75% giá tour
- Trẻ em từ 10 tuổi trở lên tính như người lớn
Tư vấn chuyên tuyến du lịch: 0948628855 – 0919875855 – 0399866209
GIÁ TOUR: 620,000VNĐ / KHÁCH
(áp dụng cho khách lẻ ghép đoàn)
Tư vấn chuyên tuyến du lịch:
0948628855 – 0919875855 – 0399866209
Giá tour bao gồm:
- Xe ô tô đời mới vận chuyển theo chương trình
- 01 bữa ăn trưa tiêu chuẩn theo chương trình
- Vé thắng cảnh và đò tham quan
- Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm
- Mỗi người 01 chai nước 500ml / người / ngày
Không bao gồm:
- Hóa đơn thuế GTGT
- Cáp treo (một chiều 100.000đ, khứ hồi 160.000đ)
- Đồ uống trong bữa ăn, các chi phí cá nhân không có trong chương trình
- Bảo hiểm du lịch do tính chất là tour hàng ngày
- Tiền típ cho lái xe và hướng dẫn viên
Giá dành cho trẻ em:
- Trẻ em từ 1-4 tuổi miễn phí: giá đình tự lo mọi chi phí liên quan
- Trẻ em từ 5-9 tuổi đóng 75% giá tour
- Trẻ em từ 10 tuổi trở lên tính như người lớn
Tư vấn chuyên tuyến du lịch: 0948628855 – 0919875855 – 0399866209
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988 do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích thanh Chân.
Kiến trúc
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông cũ, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.
Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán 南天第一峝 (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.
Lễ Hội chùa Hương
Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành.
Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này, vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa mới – mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút.
Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.
Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn … Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.
Bình luận