KINH NGHIỆM DU LỊCH CHÂU ÂU TỪ A – Z
Du lịch Châu Âu những năm trở lại đây đã không còn là giấc mơ quá xa vời với nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian và điều kiện kinh tế để thăm thú được hết các điểm du lịch nổi tiếng nhất châu Âu. Trong bài viết dưới đây, Vietnam Railtour sẽ tổng hợp giúp bạn kinh nghiệm du lịch châu Âu, để bạn có cái nhìn tổng quát nhất trước chuyến đi.
Visa du lịch châu Âu (khối Schengen)
Phần lớn các nước trong khối Schengen không chấp nhận cấp visa du lịch tự do cho công dân Việt Nam mà cần có giấy mời của người bảo lãnh, ngoại trừ Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha. Vì vậy, nếu muốn xin visa du lịch châu Âu, bạn có thể đến Đại sứ quán hoặc trung tâm tiếp nhận visa của một trong 4 nước này tại Hà Nội hoặc TP HCM.
Lưu ý khi làm thủ tục giấy tờ, nếu bạn nộp đơn xin cấp visa ở Đại sứ quán nước nào thì nước đó phải là điểm đến đầu tiên trong khối Schengen hoặc là nơi lưu trú dài ngày nhất trong chuyến đi.
Hồ sơ xin visa du lịch Châu Âu
Nếu bạn đi du lịch theo tour du lịch Châu Âu thì cần chuẩn bị trước những giấy tờ sau ít nhất 30 ngày trước ngày khởi hành. Hồ sơ yêu cầu sao y bản chính, thời hạn không quá 3 tháng, có xác nhận công chứng. Xem chi tiết: Hồ sơ xin visa du lịch Châu Âu
Nếu bạn đi du lịch Châu Âu tự túc, ngoài những giấy tờ trên bạn cần chuẩn bị thêm: Booking vé máy bay khứ hồi, khách sạn bạn định ở, lịch trình du lịch rõ ràng. Chọn những khách sạn cho phép hủy đặt phòng miễn phí, chỉ khi nào ở mới tính tiền.
Book vé máy bay du lịch Châu Âu, bạn nên nhờ bên đại lý bán vé để giữ chỗ sau đó hủy vé (nếu bạn thực sự không muốn mua vé đó). Việc hủy có thể tốn phí tuy nhiên không đáng kể so với tiền vé máy bay.
Ngoài các giấy tờ cơ bản, lưu ý một số chi tiết càng đầy đủ, cơ hội được cấp Visa sẽ tốt hơn.
Thời gian xét duyệt visa Châu Âu:
Thông thường là 15 ngày, nhưng cũng có thể lên đến 30 ngày nếu hồ sơ cần được xác minh thêm. Trong vài trường hợp đặc biệt, việc xác minh có thể kéo dài tới 2 tháng.
Chi phí xin visa:
Nếu tự xin thì chi phí là 60 Euro. Được quy đổi ra tiền VND theo tỷ giá quy định bởi Đại sứ quán và có thể thay đổi tùy từng thời điểm. Nếu sử dụng agency để xin visa, phí dịch vụ thường là 80 USD/lần, chưa tính phí xin visa châu Âu nói trên.
Du lịch Châu Âu nên đi đâu ?
Châu Âu chia làm 4 phần: Đông, Tây , Nam , Bắc và bộ phận Trung Âu (giao giữa Đông và Tây Âu). Du lịch Châu Âu nên đi Nam Âu trước vì vui hơn, biển đẹp và nhiều cái để xem hơn ví dụ như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp. Bắc Âu (Hà Lan, Anh, Thụy Điển) khí hậu khắc nghiệt và mọi thứ đắt đỏ hơn. Tây Âu (Đức, Bỉ, Monaco), Đông Âu thì có Nga. Trung Âu thì có thành phố Budapest, Prague (Praha) cũng rất đẹp nhưng hơi buồn. Praha thì cũng rẻ so với các nước khác và tương đương hạng sang ở Việt Nam. Cũng có rất nhiều bạn thích du lịch Tây Âu: Luxemburg và Áo (thành phố Vienna).
Các điểm đến nổi bật, du khách có thể lựa chọn bao gồm:
– Kiến trúc: Ý, Pháp, Tây Ban Nha (kiến trúc Gaudi)
– Ẩm thực: Ý, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha
– Văn hoá, nghệ thuật: Ý, Pháp, Hà Lan (Amsterdam)
– Thiên nhiên: Na Uy (ngắm Fjords), Thụy Sỹ (núi Alps), Ý
– Lãng mạn dành cho những cặp đôi: Ý (Venice), Bỉ (Bruges được mệnh danh Venice in the North), Hungary (Budapest), Séc (Praha)
Lịch trình du lịch Châu Âu chi tiết ở từng thành phố: bạn có thể tham khảo tại đây,
Thời gian nên đi du lịch Châu Âu
Tháng 1: Tết Tây là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm để kết nối với bạn bè và tiệc tùng ở châu Âu
Tháng 2: tháng của những lễ hội lớn ở khắp châu Âu (Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, …)
Tháng 4: Mùa của lễ hội Easter và hoa tulips (Hà Lan)
Tháng 5: Mùa thấp điểm du lịch, thời tiết ấm hơn (tháng yêu thích)
Tháng 6-8: Mùa cao điểm du lịch, thời tiết lí tưởng, nhiều lễ hội và sự kiện
Tháng 9-11: Mùa thấp điểm du lịch (ngoại trừ ở Đức do Oktoberfest vào tháng 9-10)
Tháng 12: Mùa giáng sinh
Chuẩn bị hành lý trước chuyến du lịch châu Âu?
Trang phục: quần áo thuận tiện di chuyển (áo phông, quần jeans là tốt nhất). Vào mùa đông chỉ mang 1 áo khoác ấm dày (thêm khăn, mũ, bốt chống thấm nước nếu có tuyết). Bạn nên đi giày đế mềm tiện cho di chuyển.
Phụ kiện du lịch: kính dâm, ô, túi chống nước cho điện thoại nếu du lịch ở vùng biển
Thiết bị điện tử: máy ảnh, sạc dự phòng, ổ cắm chuyển đổi (hạn chế mang gậy selfie)
Những điều cần lưu ý khác
– Ngôn ngữ: thông thạo tiếng Anh giao tiếp là đủ dùng ở bất kỳ nước châu Âu nào. Các tiếng phổ biến khác là Tây Ban Nha/Pháp/Ý, Đức.
– Tiền tệ: Các nước không sử dụng đồng tiền chung châu Âu € ngoài EU là Séc, Ba Lan, Hungary, Thuỵ Điển, Na Uy, Latvia, Lithuania, Thuỵ Sỹ. Tuyệt đối không đổi tiền ở sân bay và các điểm đáng nghi ngờ. Luôn kiểm tra tỷ giá và comission trước khi đổi
– Văn hoá: chào hỏi (bắt tay hoặc ôm hôn), xếp hàng ở nơi công cộng, ăn uống không gây tiếng động, hạn chế ồn ào ở nơi công cộng ở Đức & Bắc Âu,
– Tệ nạn: trộm cắp ở các nước đông khách du lịch (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, …); sử dụng chất ma tuý ở các nước hợp pháp hoá cần sa và mại dâm (Đức, Hà Lan, Bỉ); dân nhập cư trái phép.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Châu Âu tổng quát nhất du khách cần biết. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các điểm đến, lễ hội, vé máy bay, tour du lịch Châu Âu tại đây
Bình luận